Browsing category

Phong Thủy

Phong Thủy,

Châm trong phong thủy

Chính châm: Trên la bàn lấy phương vị nam bắc mà kim nam châm chỉ hướng làm Chính châm, thực tế là cực nam châm Tí Ngọ. Thuật Phong thủy dùng các lớp sở thuộc Chính châm để xác định tọa hướng của nhà cửa, phần mộ. Có thuyết nói Chính châm dùng để định ô vuông của Lai long.

Trung châm: Trên la bàn lấy 24 sơn sở thuộc Chính châm, ngược chiều kim đồng hồ (hướng sang bên phải) thác khai bán cách (nửa ô vuông) làm Trung châm, thực tế là cực nam châm Tí Ngọ. Nó có tác dụng hiệu chỉnh góc lệch địa bàn, có tính chất khoa học, song thuật Phong thủy giải thích là do tác dụng cảm ứng của khí ngũ hành hoặc hai khí âm dương. Trung châm trên la bàn dùng để định ô vuông Lai long. Vì Lai long là từ ngoài vào trong, từ xa đến gần, nên trước tiên phải xác định tọa hướng của chúng. Có thuyết nói Trung châm dùng để nạp thủy.

Phùng châm: Trên la bàn lấy 24 sơn sở thuộc Chính châm, thuận chiều kim đồng hổ (hướng sang bên phải) thác khai bán cách (nửa ô vuông) làm Phùng châm, thực tế là cột bóng Tí Ngọ, tức là dùng cột bóng để đo bóng nắng mà biết được phương vị nam bắc. Thuật Phong thủy dùng các lớp sở thuộc Phùng châm để thu nạp sa, thủy. Vì sa thủy là tử gần ra xa, tử trong ra ngoài, nên cần vận hành nửa bước mà thu nạp. Có thuyết nói Phùng châm chuyên để tiêu sa.

 

Phong Thủy,

Khí trong phong thủy

Ngoại khí: Khái niệm Phong thủy. Chỉ dòng nước chảy trên mặt đất. Nước chảy trên mặt đất gọi là Ngoại khí. Thứ khí này mềm. Ngoại khí chuyển tải, chỉ nội khí mới có thể tụ lại, nên Long vận hành mà sinh khí tùy theo, thủy (nước) ngăn lại mà nội khí tụ.

Nội khí: Khái niệm Phong thủy. Chỉ sinh khí trong đất. Sinh khí vận hành trong lòng đất, nên gọi là nội khí. Thứ khí này cứng.

Long thần: Tức sinh khí. Thuật Phong thủy cho rằng sinh khí vận hành trong lòng đất, biểu hiện là long mạch, thần diệu khó đoán, chủ mọi cát hung, nén dùng hai chữ “Long thần”để biểu thị sự kỳ diệu của nó.

Cát khí: Khái niệm Phong thủy. Chỉ sinh khí thịnh vượng. Thuộc dương. Thi thể người chết sau khi mai táng nếu được cát khí nuôi dưỡng, thì vong hồn sẽ bay lên phù hộ cho con cháu hưởng phú quí. Sinh khí cũng được gọi là cát khí.

Sát khí: Khái niệm Phong thủy. Chỉ gió độc thổi đến từ khe núi, hẻm núi hoặc chỗ lõm trong núi. Cổng nhà ở nếu bị sát khí thổi vào thì hung, cản thay đổi hướng cổng, cửa.

Thực khí: Khái niệm Phong thủy. Thuật Phong thủy coi sơn (núi) là Thực khí, đất càng cao thì khí càng dày, đất càng thấp thì khí càng mỏng, cho nên núi càng phải lớn mới là cát. Nhưng Thực khí không thể tự nó khai phá, muốn làm cho Minh đường rộng rãi, thoáng khí, còn phải dựa vào tác dụng của thủy lưu. Xem mục Hư khí.

Hư khí: Khái niệm Phong thủy. Thuật Phong thủy coi thủy (nước) là Hư khí. Nước càng sâu khí càng mạnh, nước càng nông khí càng yếu, cho nên nước phải sâu và chảy xa mới là cát. Nhưng Hư khí không thể tự nó trở thành nông sâu, núi cao thì nước mới cô thể dài xa, nên Hư khí còn cần phối hợp với Thực khí. Xem mục Thực khí.

Hung khí: Khái niệm Phong thủy. Chỉ thứ khí không tốt trong lòng đất. Thuộc âm. Nếu thi thể người chết sau khi mai táng bị hung khí tấn công, thì vong hồn sẽ bị hung khí dìm xuống, ảnh hưởng xấu đến con cháu, khiến con cháu trở nên nghèo hèn, hiếm muộn, tai họa.

 

Phong Thủy,

Huyệt trong phong thủy

Thổ huyệt: Huyệt mộ trong đất. Còn có huyệt ở núi đất núi đá. Thổ huyệt trên núi đất, chọn chỗ chất đất mịn nhỏ, chắc chắn là cát (lành), nếu quá ẩm thấp, tơi tả thì hung; trên núi đá thì mở huyệt ở chỗ có đất màu hồng và màu vàng thì cát.

Thạch huyệt: Huyệt mộ trong đá. Còn có sự khác nhau ở núi đất, núi đá. Thạch huyệt trên núi đá, chọn chỗ đá mềm, ấm, dễ đào khoét là cát; trên núi đất thì mở thạch huyệt ở chỗ đá có màu tím và màu trắng, chất đá mềm ấm là cát, nếu chất đá cứng khô là hung.

Bối tù chi huyệt: Chỉ huyệt mộ đặt ở chỗ sườn núi u ám, ẩm thấp. Táng ở đó sẽ bị kiến đục và nước xối lở, không cát lành.

Đằng lậu chi huyệt: Chỉ huyệt mộ đặt ở chỗ mạch núi xung quanh huyệt bảo vệ không chu đáo, hoặc trên sống núi có chỗ khuyết. Táng ở đó sẽ bị gió thổi, không cát lành.

Bất cập chi huyệt: Chỉ huyệt mộ mà ở ngay phía trước không có án sơn, triều sơn, khiến Ao phong thổi thẳng vào, đời con cháu sẽ bị tuyệt tự, hung.

Huyệt thổ: Chỉ thổ nhưỡng ở rất sâu dưới mặt đất chỗ có huyệt mộ. Bên trên nó là Thực thổ, trên nữa là Phu thổ. Huyệt thổ ở dưới cùng, như hạt châu dưới vực, như ngọc trong đá; khi đào huyệt mộ tất phải đào tới Huyệt thổ, không được đào xuyên sâu hơn. Vì huyệt thổ tàng chứa sinh khí, nếu chưa đào tới đo thì chưa đắc khí, nếu đào xuyên qua ắt làm tổn thương Long cốt. Phân biệt Huyệt thổ thì căn cứ vào màu sắc va đường vân của đất. Mà sắc của huyệt thố thì trong và nhuận ẩm, đường vân của huyệt thổ thì có nhiều dạng, hoặc như đồ hình Thái cực, hoặc như vỏ ốc, hoặc như lỗ vuông của đồng tiền cổ, vừa vặn dung nạp quan quách; hoặc bao quanh tảng đá, gỡ bỏ tảng đá đi thì thành huyệt. Còn có cách, khi đào tơi huyệt thổ thì dùng ngón tay vê thử, nếu đất thành viên tròn, đó chính là chân thổ (đất thực sự). Sâu dần xuống, đất cứng lại, không thể vê thành viên nhỏ, tức là chân thổ đã hết, nên san lấp lại dày chừng 2 ~ 3 tấc, rồi hãy đưa quan tài xuống.

 

Phong Thủy,

Huyệt mộ – huyệt pháp và táng pháp trong phong thủy

Huyệt: Địa hình. Chỉ huyệt mộ hoặc mảnh đất sở tại, nơi tận cùng của Lai Long, sinh khí hội tụ, có hai sa tả hữu bảo vệ, có thủy ngăn lại phía trước. Huyệt quan hệ mật thiết với mạch khí, hơi xê dịch, tức là thoát sinh khí. Phép định huyệt vô cùng phúc tạp. Trước tiên phái xác định vị trí hai bên cao thấp, tiếp đó nhận đúng tọa hướng, thứ ba là phải phối hợp với hình thế bốn phía; bốn là xác định độ nông sâu thích đáng.

Nguyên tắc chung là vừa có được sinh khí nuôi dưỡng, vừa tránh ba cái hại là bị gió thổi, nước xối và kiến đục. Có rất nhiều yêu cầu cụ thể, ví dụ, huyệt ắt phải có môi, tức Táng khẩu, phải có trán, tức Cầu thiềm; phải có hai thủy giao hợp, tức thủy Hà tu và thủy Hợp khâm. Do Lai Long, hai sa Long Hổ và ứng án phía trước có hình dạng khác nhau, huyệt cũng phải có vị trí biến đổi tương ứng, nên có khi huyệt ở đỉnh núi, ở sườn núi, ở chân núi, lại khác nhau như trực thụ, trắc thụ, nghịch thụ.

Huyệt cao không nên chênh vênh, huyệt thấp không nên lặn mất; huyệt nổi rõ không nên vội vã; huyệt tĩnh không nên huyên náo. Huyệt của núi cao, ắt phải ở chỗ hơi lõm; huyệt tại vùng đồng bằng, nên ở chỗ hơi nhô cao. Hình của huyệt hoặc hiền như hoa, căng như nỏ, hoặc như bàn tay để ngửa, như miệng hổ, hoặc như vú xệ, như lỗ rốn. . . Trong một vài trường hợp cũng có thể dùng sức người cải tạo địa hình cho phù hợp với yêu cầu kết huyệt. Mục đích cuối cùng của hàng loạt hoạt động Phong thủy âm trạch là tìm cho được huyệt địa lý tương, phương pháp vô cùng phức tạp, gắn liền với cát hung họa phúc. Ngoài nội dung mê tín, một số phương pháp rất chú trọng việc báo vệ thi thể và môi trường tự nhiên.

        

Phong Thủy,

Huyền thuật phong thủy

THỦY KHẨU: Thủy khẩu là nơi mà nước chẩy vào Minh đường. Chẩy đến gọi là Thủy lai, chẩy đi gọi là Thủy khứ. Nơi nước chẩy vào gọi là Thiên môn, nơi nước chẩy ra gọi là Ðịa hộ. Dòng nước chẩy đến, chẩy đi tại vị trí Huyệt rất quan trọng, riêng về nó người ta có hẳn một mục là THỦY PHÁP TRƯỜNG SINH, xét đến sự tốt xấu của hướng các dòng nước đối với Huyệt vị.

ÐIỂM HUYỆT: Sau khi đã tìm được địa thế hội đủ các tiêu chuẩn của Long mạch, Thủy khẩu, Minh đường, Long -Hổ, Sơn, Chu tước, Huyền vũ. . . , các phương vị sinh , Vượng thì cần phải chọn nơi tụ khí để xác định chính xác vị trí Huyệt. Làm như vậy được gọi là Ðiểm Huyệt.

Ðiểm Huyệt là công việc vô cùng khó , là việc phải tổng hợp tất cả các kiến thức về Ðịa lý Phong thủy, các Kinh nghiệm , các pháp của Huyền thuật, cảm giác của Phong thủy sư, kết hợp với La kinh để chọn được vị trí cát lợi nhất cho việc xây cất nhà cửa hay táng Mộ. Cãn cứ vào địa hình, Ðịa thế có thể lấy đúng giữa Huyệt, lấy ở Huyệt nhánh hay bên cạnh Huyệt.

MINH ÐƯỜNG: Theo danh từ , Minh đường là nơi ngày xưa Vua, Chúa tiếp các Bá Quan, Văn -Võ triều bái. Trong Phong thủy, Minh đường là vùng đất phía trước của Huyệt vị. Minh đường cũng được chia ra làm Nội Minh đường, Trung Minh đường và Ngoại minh đường, gọi chung là Tam đường. Minh đường ở trước Huyệt gọi là nội Minh đường. Minh đường được bao bọc bởi hai tay Long -Hổ gọi là Trung Minh đường. Minh đường ở ngoài Án Sơn gọi là ngoại Minh đường.

HUYỆT VỊ: Nghĩa gốc của từ Huyệt là hang ổ, sào Huyệt, là ngôi nhà bằng đất, là chỗ châm cứu trên cơ thể con người. Trong Phong thủy , Huyệt là nơi tập trung Khí của Long mạch.

TẢ PHÙ HỮU BẬT: Là hai trái núi nằm hai bên tả hữu của Huyệt vị. Tả phù hữu bât cần phải cân xứng về cả độ cao, xa gần, lớn nhỏ. Nếu không xứng lứa vừa đôi là Huyệt không quý. Người ta gọi tả phù – Hữu bật là Nhật Nguyệt giáp chiếu, hay Văn võ thị vệ. Tả phù hữu bật dịch về phía sau của Huyệt gọi là Thiên ất, Thái ất. Dịch về phía trước một chút gọi là Thiên hồ, Thiên giác. Nếu dịch về phía trước một chút nữa và chụm đầu vào nhau gọi là Kim ngô, Chấp pháp. Nếu nằm ở hai bên Minh đường Gọi là Thiên quan, Ðịa trực. Nếu nằm ở hai bên Thủy khẩu gọi là Hoa biểu, Cản môn.

LA THÀNH VIÊN CỤC: Là thế núi bao bọc xung quanh Huyệt vị như tường thành bao quanh trùng trùng điệp điệp, lên xuống nhấp nhô bảo hộ Huyệt vị, tựa như cánh sen ôm lấy nhị hoa. Nếu có điều đó là Huyệt quý.

HUYỀN VŨ: Là sơn mạch đằng sau Huyệt. Huyền vũ là nơi mà từ đó Mạch chẩy vào Huyệt. Huyền vũ cao đầy thì có nhiều khí mạch dự trữ. Huyền vũ cúi đấu, bằng phẳng, vuông tròn là quí. Tôn nghiêm có bút nhọn, thanh tú thì quý. Thấp, mỏng bị gió thổi, thô bạo lấn át Huyệt là xấu.