Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) đối với nước Việt Nam đã không còn quá lạ lẫm bởi trong những năm qua, doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội, đóng góp không hề nhỏ vào GDP, giải quyết nhiều vấn đề việc làm, giúp ổn định kinh tế…
1. Những hạn chế của doanh nghiệp
So với mặt bằng chung các nước trên thế giới và khu vực, doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam còn nhiều hạn chế về quy mô, mức độ đóng góp và chưa thực sự phát huy hết tiềm năng vốn có của mình. Do đó, Việt Nam đã và đang luôn nỗ lực tháo bỏ các rào cản để SME có đủ điều kiện để vận dụng toàn bộ thế mạnh mà đóng góp vào nền kinh tế quốc dân. Trong công cuộc đó, VietBank cũng hết mình tạo điều kiện để hỗ trợ bộ phận các doanh nghiệp này, vì khi hỗ trợ tín dụng cho SME cũng đồng nghĩa là đang phát triển nền kinh tế Việt Nam, giải quyết được thêm nhiều vấn đề kinh tế.
Cụ thể trong năm 2019, từ tháng 3 đến hết 31/8, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank) triển khai chương trình “Gói tín dụng – dịch vụ SME thịnh vượng” đồng hành cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME).
Cụ thể về chương trình, phía VietBank thông báo các doanh nghiệp vừa và nhỏ mới, chưa mở tài khoản hoặc chưa giao dịch tại Vietbank, có thời gian hoạt động liên tục trên 24 tháng, khi tham gia chương trình sẽ nhận được những ưu đãi bao gồm: ưu đãi về lãi suất vay ngắn hạn, miễn phí dịch vụ tài khoản, miễn giảm phí giao dịch tại quầy… Đối với các khoản vay ngắn hạn, nhà băng khẳng định sẽ cung cấp cho các SME mức lãi suất cạnh tranh; thời gian khế ước nhận nợ tối đa 9 tháng.
Có thể thấy, VietBank đã rất có tầm nhìn khi triển khai một chương trình nhiều ưu đãi dành riêng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhìn nhận đúng tầm quan trọng của bộ phận này, nước ta đang đi được khá xa trong chặng đường thực hiện các giải pháp tháo gỡ rào cản phát triển của SME. Ở Việt Nam, ngân hàng thương mại là nơi cung cấp vốn chủ đạo của các DN (kể cả vốn ngắn hạn và dài hạn). Tuy nhiên, các khúc mắc của những năm trước đây khó khăn tiếp cận vốn từ ngân hàng, DN phải chấp nhận sử dụng các kênh vốn có chi phí cao.
2. Phương án khi vay doanh nghiệp
Vay vốn tại ngân hàng đòi hỏi nhiều thủ tục, tiêu tốn thời gian, công sức, chi phí và thậm chí vượt quá năng lực của DNNVV, chẳng hạn như: Yêu cầu phương án sản xuất kinh doanh, trong khi đây là điểm yếu của DNNVV. Từ đó còn dẫn đến hệ lụy như tiếp cận các nguồn vốn phi chính thức, dẫn đến sự lụi tàn của doanh nghiệp. Do đó việc các ngân hàng đẩy mạnh sự quan tâm, hỗ trợ đến bộ phận này là một điều đáng mừng cho SME và cả nền kinh tế nước nhà.
Ngoài các ưu đãi như trên, VietBank cũng tạo ra thêm nhiều cơ hội hấp dẫn khác để thu hút các chủ doanh nghiệp. Có thể kể đến các loại dịch vụ được miễn phí cụ thể có phí mở tài khoản thanh toán; phí mở tài khoản số đẹp; phí dịch vụ đăng ký Internet banking và token; phí quản lý tài khoản, duy trì dịch vụ gói Internet banking, SMS banking mỗi tháng. Đồng thời, Vietbank miễn giảm phí các loại dịch vụ giao dịch tại quầy như sau miễn phí dịch vụ chi lương mỗi tháng; miễn phí dịch vụ chuyển tiền trong và ngoài hệ thống Vietbank; miễn giảm phí nộp tiền mặt và rút tiền mặt, không phân biệt số tiền; giảm 50% phí thanh toán quốc tế và phí bảo lãnh (Theo Vnexpress).
Nhìn chung, các biện pháp có thể sử dụng để hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ nào có thể thực hiện trong thời điểm hiện tại đều đã được triển khai. Các doanh nghiệp này luôn được biết đến là thường chiếm tỷ trọng lớn, thậm chí áp đảo trong tổng số doanh nghiệp, cho nên đóng góp của họ vào tổng sản lượng và tạo việc làm là rất đáng kể. Mà vấn đề thất nghiệp luôn là cụm từ đáng sợ đối với bất kỳ ai, bất kỳ quốc gia nào. Cho nên, hỗ trợ tín dụng từ VietBank dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ phần nào giúp quá trình giải quyết các vấn đề riêng của SME tại Việt Nam được giải quyết triệt để.
>>> Tìm hiểu thêm: Giải đáp thắc mắc vấn đề vay mua nhà trả góp